Chuyên gia góp ý vấn đề về phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới trong dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XIII

Xem với cỡ chữ : A- A A+

 TW Hội LHPN Việt Nam vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XIII về chủ đề “Những vấn đề về phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới”. Cổng TTĐT TW Hội xin trân trọng giới thiệu ý kiến của một số chuyên gia tại hội thảo

  

TW Hội LHPN Việt Nam tổ chức hội thảo lấy ý kiến các chuyên gia, nhà nghiên cứu vào dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng XIII

về chủ đề “Những vấn đề về phụ nữ, gia đình, trẻ em và bình đẳng giới”

PGS.TS. Bùi Thị An – Chủ tịch Hội Nữ trí thức Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Vấn đề Bình đẳng giới (BĐG) đã được Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng, là một trong những mục tiêu thiên niên kỷ và phát triển bền vững của đất nước. Trên thực tế, BĐG ở nước ta cũng được cải thiện rõ rệt, thể hiện qua tỷ lệ nữ tham gia trong tất cả các ngành đều tăng, đặc biệt trong lãnh đạo cấp cao. Tuy nhiên, vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ Việt Nam.

PGS.TS Bùi Thị An

Theo PGS.TS Bùi Thị An, trong bối cảnh thời kỳ mới công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với hội nhập, cam kết thương mại, lao động, xuất khẩu; sự biến đổi khí hậu; cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 … đã có nhiều ảnh hưởng trực tiếp đến phụ nữ. Do đó, để có thể đáp ứng được những yêu cầu mới, không bị bỏ lại phía sau, cần tiếp tục khẳng định vai trò và tiềm năng của phụ nữ trong giai đoạn mới để từ đó, việc chỉ ra các vấn đề và giải pháp trong công tác phụ nữ thời gian tới là nhiệm vụ không thể thiếu trong chỉ đạo của Đảng.

Cũng theo TS Bùi Thị An, phụ nữ chiếm tỷ lệ khoảng trên 50% dân số và tham gia đông đảo vào lực lượng lao động của nước ta, trên tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, giáo dục, quốc phòng, y tế … Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực nữ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Vì vậy, cần phải kiên quyết loại bỏ tư tưởng đàn bà chỉ bếp núc, phải chủ động đổi mới hoàn thiện mình, nhạy bén, tận dụng tối đa các cơ hội để phát huy hết khả năng của bản thân. PGS. TS. Bùi Thị An đề nghị mở rộng quy định về tuổi tham gia quy hoạch đề bạt, bổ nhiệm tạo điều kiện để có cơ hội thực hiện bình đẳng thực sự. Ngoài ra, xã hội cần có đánh giá đúng “công” của thiên chức và “công” của nội trợ; thay đổi quan điểm phụ nữ đồng thời phải làm tất cả mọi việc đều tốt; Đồng thời các quan điểm, chủ trương của Nghị quyết phải được thể chế hóa thành các chính sách cụ thể, hợp lý, thu hút sự tham gia của phụ nữ, tổ chức Hội.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hòa – Nguyên Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam, Chủ tịch Hội bảo vệ Quyền trẻ em Việt Nam: Bàn về “Những vấn đề đặt ra nhằm đảm bảo và bảo vệ quyền trẻ em”, bà Thanh Hòa đánh giá, mặc dù công tác trẻ em hiện đang được Đảng, Nhà nước, mỗi gia đình và toàn xã hội rất quan tâm, quyền trẻ em được quan tâm giải quyết kịp thời. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm, tỷ lệ trẻ 5 tuổi đi học trường mầm non đạt gần 100%, trẻ dưới 6 tuổi được cấp thẻ bảo hiểm y tế, trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc về đời sống, sức khỏe, học tập… Tuy nhiên bà Hòa cũng cho rằng: “Mặt chăm sóc được quan tâm nhưng bảo vệ thì chưa nhiều, tuyên truyền kỹ năng sống chưa đáp ứng, sự tham gia của các tổ chức xã hội chưa rõ nét”.

Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa

Theo bà Hòa: Việc xây dựng môi trường an toàn, lành mạnh cho trẻ chưa được quan tâm đúng mức, thiếu điểm vui chơi, giải trí; số vụ việc bỏ rơi trẻ sơ sinh cũng đáng báo động; vấn đề xâm hại trẻ em nhức nhối trong đó xâm hại tình dục chiếm đa số và nạn nhân hầu như là trẻ em gái. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do: nhận thức chưa đầy đủ, chưa thực sự quan tâm của một số chính quyền, cơ quan chức năng, kinh phí, công tác thanh tra, kiểm tra, suy giảm đạo đức, lối sống… Do đó, cần có sự tham gia của các tổ chức xã hội trong bảo vệ quyền trẻ em cũng như dịch vụ tư vấn, trợ giúp pháp lý, tâm lý cho trẻ, giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, nhận thức của gia đình, xã hội, các hoạt động lắng nghe tiếng nói của trẻ em là điều cần thiết để hạn chế những tai nạn không đáng có.

Chủ tịch Hội bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa đề xuất cần bổ sung việc lồng ghép vấn đề trẻ em trong xây dựng chủ trương, nghị quyết, chính sách, pháp luật; Bổ sung vấn đề vai trò, trách nhiệm quan trọng, dài hạn của gia đình bởi nếu vấn đề này được thực hiện tốt, con cái sẽ không bị suy dinh dưỡng, cả con trai và con gái đều được đi học bình đẳng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đất nước.

Theo http://hoilhpn.org.vn/

Các tin khác

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

116 người đã tham gia bình chọn