Lan tỏa phong trào phụ nữ khởi nghiệp

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Sau hơn hai năm thực hiện Ðề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ (Ðề án 939), các cấp Hội phụ nữ đã chủ động, sáng tạo triển khai nhiều mô hình, việc làm phù hợp điều kiện từng địa phương, giúp đỡ hội viên, phụ nữ tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, sáng tạo khởi nghiệp thành công, thoát nghèo, vươn lên làm giàu, ổn định cuộc sống.

Để góp phần cùng với toàn tỉnh thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, thực hiện tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp; tạo điều kiện cho phụ nữ khởi nghiệp tham gia phát triển kinh tế, các cấp Hội phụ nữ từ tỉnh đến cơ sở đã có nhiều cách làm, giải pháp sáng tạo, cụ thể trong vận động, hỗ trợ phụ nữ sáng tạo khởi nghiệp, phát triển kinh tế.

Là một trong những hội viên phụ nữ được hỗ trợ khởi nghiệp, chị Hồng Thị Thủy - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Kiến Giang, huyện Lệ Thủy cho biết: Thấu hiểu mối lo âu của người tiêu dùng về rau quả không đảm bảo chất lượng trôi nổi trên thị trường, đồng thời nhận biết nhu cầu ngày càng gia tăng về chất lượng và an toàn thực phẩm, cũng như mối quan tâm đến sức khỏe, thông qua việc áp dụng những công nghệ hàng đầu thế giới, tháng 3/2017, tôi cùng với anh chị em sáng lập ra HTX nông nghiệp công nghệ cao Kiến Giang gồm có mô hình trồng dừa lùn, dưa lưới, trồng cây sim, nuôi lợn rừng và trồng sản xuất các loại rau màu…, trong đó sản phẩm chủ lực là cây dưa lưới với mục đích là cung cấp cho thị trường những sản phẩm nông nghiệp cao cấp, an toàn tuyệt đối. Tổng diện tích sản xuất 3 ha, trong đó có 3.000 m2 là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cây dưa lưới, sản lượng trong năm 2017 đạt trên 8.000 kg, doanh thu năm 2017 đạt 300 triệu đồng/2 vụ/năm, lợi nhuận thu được 100 triệu đồng/năm; giải quyết việc làm cho 05 lao động nữ với thu nhập từ 4 - 4,5 triệu đồng/người/tháng và nhiều lao động theo thời vụ tại địa phương.

 

 

Mô hình dưa lưới của HTX nông nghiệp công nghệ cao Kiến Giang

 

Nắm bắt nhu cầu được trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong phát triển kinh doanh của phụ nữ, Hội LHPN tỉnh đã tổ chức các hoạt động như Ngày hội phụ nữ sáng tạo, khởi nghiệp; tổ chức các lớp tập huấn khởi sự kinh doanh; phối hợp với Trung ương Hội tổ chức Hội nghị truyền thông kết nối sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn… nhằm giao lưu, chia sẻ, kết nối giữa nhà sản xuất, nhà phân phối, cơ quan quản lý Nhà nước, nhà khoa học và người tiêu dùng. Thông qua hoạt động tư vấn, kết nối trực tiếp, các tổ chức, HTX, những người sản xuất đã xác định được mục tiêu, đối tượng, kế hoạch sản xuất, kinh doanh để đảm bảo đầu ra cho sản xuất, luôn đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của nhà phân phối và người tiêu dùng.chị Nguyễn Thị Kim Lan - Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh cho biết: Trong quá trình vận động chị em khởi nghiệp, cán bộ Hội phụ nữ các cấp tập trung giúp đỡ chị em ngay từ ý tưởng, đến xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh. Khi kế hoạch được triển khai, các cấp Hội sẽ giúp đỡ kịp thời và đúng trọng tâm. Song song với việc đào tạo, Hội LHPN tỉnh đã tạo điều kiện cho chị em tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng thông qua phối hợp các hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chương trình, dự án, doanh nghiệp hỗ trợ vay vốn, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển.

Chị Nguyễn Thị Kim Lan, Phó Chủ tịch Hội LHPN tỉnh Quảng Bình cho biết: Trong quá trình đồng hành cùng phụ nữ khởi nghiệp, Hội tập trung giúp đỡ chị em từ ý tưởng, đến xây dựng kế hoạch, phương án kinh doanh. Khi kế hoạch được triển khai, các cấp Hội tiếp tục giúp đỡ về vốn, kết nối, các thủ tục…Chị Phan Thị Nhâm - Phó giám đốc Hợp tác xã sản xuất nuôi trồng nấm sạch xã Lộc Thủy chia sẻ:  Với vốn kiến thức đã được học từ lớp tập huấn và những kinh nghiệm từ thực tiễn, kết hợp với nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Năm 2010, tôi đã bàn bạc với chồng mạnh dạn sử dụng diện tích 1.000 m2 đất ở vườn nhà để trồng nấm với kinh phí từ 120-140 triệu đồng, vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng chính sách xã hội để mua các nguyên vật liệu cần thiết cho trồng nấm. Hai vợ chồng tôi đã sử dụng 15 tấn rơm của bà con thu hoạch trên đồng ruộng đem phơi khô và xử lý để trồng nấm. Sau gần nữa tháng rắc meo, nấm bắt đầu cho thu hoạch, thời gian thu hoạch khoảng 18-20 ngày, năng suất đạt từ 750 – 800 kg. Mỗi năm, thu nhập trên 500 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, còn lợi nhuận trên 200 triệu đồng; tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động với thu nhập từ 3,5-4 triệu đồng/người/tháng.

Từ nguồn vốn vay và kiến thức đã học, nhiều hội viên, phụ nữ đã mạnh dạn đầu tư chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao như chị Trương Thị Lược, Giám đốc điều hành Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ Nông nghiệp tổng hợp Bắc Tiến, xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh. Là phụ nữ đơn thân, một mình bươn chải nuôi hai con ăn học với bao khó khăn, sau thời gian suy nghĩ, trăn trở,chị đã tìm hiểu và quyết định xây dựng mô hình trồng nấm và kinh doanh nông sản nhằm nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Năm 2015 được sự quan tâm giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền và các ban ngành địa phương, sự trợ giúp của dự án SRDP tỉnh Quảng Bình chị đã thành lập tổ hợp tác trồng ngô Thôn Bắc Cổ Hiền. Tháng 9/2017, thành lập “Hợp tác xã SXKDDV Nông Nghiệp tổng hợp Bắc Tiến” với 1 tỷ đồng vốn điều lệ, 20 thành viên, trong đó phần lớn là phụ nữ đơn thân, số còn lại là phụ nữ có hoàn cảnh con nhỏ, nhà neo người. Bản thân chị là Giám Đốc điều hành đứng ra bao tiêu sản phẩm ngô tươi, đậu lạc và sắn cho bà con trong huyện, giúp cho 40 lao động địa phương có việc làm lúc nông nhàn. HTX sản xuất nấm theo phương pháp hữu cơ đảm bảo an toàn thực phẩm; trồng ngô lấy thân làm thức ăn cho bò. Kết nạp 40 thành viên liên kết sản xuấtlà phụ nữ đơn thân và thanh niên khuyết tật, 100 hộ trồng ngô làm thành chuỗi giá trị từ đầu vào đến tiêu thụ theo hướng VRC. Tổng doanh thu một năm của HTX gần 9 tỷ đồng, lợi nhuận thuần trên 200 triệu đồng, mức lương của thành viên 3.5 - 4triệu đồng/ tháng.

Mô hình mướp đắng của phụ nữ xã Hiền Ninh, huyện Quảng Ninh

Từ khi triển khai Đề án đến nay, Hội LHPN các cấp đã hỗ trợ thành lập được 28 Hợp tác xã và 53 Tổ hợp tác do nữ lãnh đạo quản lý, trong đó có nhiều HTX, THT đã có doanh thu, lợi nhuận giải quyết được nhiều lao động nữ như HTX Nông sản Trường Thủy, HTX sản xuất Nấm sạch Bắc Tiến, Tổ hợp tác Đan lưới thôn Cồn Sẻ, tổ hợp tác Đan lưới Bảo Ninh ...

Để đời sống của hội viên phụ nữ ngày một nâng cao, để phong trào phụ nữ tham gia khởi nghiệp ngày lan tỏa, thời gian tới, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, động viên tinh thần khởi nghiệp của hội viên; tăng cường tập huấn, nâng cao kiến thức, năng lực và trình độ, giúp hội viên có khả năng xây dựng, hiện thực hóa các ý tưởng khởi nghiệp. Các cấp hội phụ nữ, tùy theo điều kiện địa phương, hỗ trợ hội viên xây dựng mô hình phát triển kinh tế phù hợp; khuyến  khích xây dựng mô hình phụ nữ tham gia sản xuất sạch, an toàn.

Như Quỳnh

Các tin khác

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

115 người đã tham gia bình chọn