Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em là số 111, Tổng đài hỗ trợ dịch vụ Công tác xã hội của tỉnh 18009293

Xem với cỡ chữ : A- A A+
 Ngày 07/8/2020 của UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1385/KH-UBND về việc phòng, chống bạo lực (PCBL), xâm hại trẻ em giai đoạn 2020 - 2025.

Mục tiêu cụ thể là phấn đấu 100% cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cộng tác viên, tình nguyện viên được nâng cao năng lực về bảo vệ trẻ em, dịch vụ bảo vệ trẻ em, đặc biệt là dịch vụ bảo vệ trẻ em trong trường hợp khẩn cấp được củng cố, phát triển ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; phấn đấu 100% gia đình có trẻ em được cung cấp kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em bằng nhiều hình thức khác nhau; 100% học sinh được hướng dẫn, giáo dục kiến thức, kỹ năng sống, tự bảo vệ trước hành vi bạo lực, xâm hại tình dục với nội dung phù hợp với lứa tuổi; phấn đấu 100% cơ quan quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm về phòng ngừa bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em đến toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh; hỗ trợ, can thiệp kịp thời khi phát hiện trẻ em bị bạo lực học đường, bị xâm hại tình dục...

Kế hoạch bao gồm các hoạt động: Tuyên truyền, hướng dẫn cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ em có kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em để thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi trong việc bảo vệ trẻ em; giáo dục, nâng cao nhận thức và vận động xã hội về PCBL, xâm hại trẻ em, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ em; xây dựng, phổ biến chương trình, sản phẩm, tài liệu tuyên truyền về bảo vệ trẻ em, PCBL, xâm hại trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng, môi trường mạng; quảng bá, giới thiệu, tuyên truyền sâu rộng về Tổng đài điện thoại Quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111), Tổng đài hỗ trợ dịch vụ Công tác xã hội của tỉnh 18009293 để cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình và cá nhân biết, thực hiện trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em đến cơ quan có thẩm quyền.
 
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành, địa phương tuyên truyền, phổ biến, tập huấn kiến thức về nhận diện, phát hiện, thông báo, tố giác; giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng phòng ngừa đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em; nghiên cứu, tích hợp nội dung giáo dục phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp đối với bạo lực học đường, xâm hại tình dục trẻ em vào kế hoạch giáo dục của nhà trường; nâng cao năng lực, phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên các cơ sở giáo dục về PCBL, xâm hại trẻ em; hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị bạo lực, xâm hại trong các cơ sở giáo dục; tăng cường phối hợp trong giải quyết, xử lý vụ việc liên quan đến bạo lực học đường, xâm hại trẻ em; nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bảo vệ trẻ em các cấp, cán bộ của cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở giáo dục, cộng tác viên, tình nguyện viên về công tác bảo vệ trẻ em, PCBL, xâm hại trẻ em, đặc biệt là năng lực ứng phó, kết nối khẩn cấp, quy trình hỗ trợ trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại...
 
Ngoài ra, các sở, ngành, địa phương tiếp nhận khám, chữa bệnh, phòng ngừa và hỗ trợ, can thiệp của ngành Y tế đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục; tăng cường công tác điều tra thân thiện đối với trẻ em; thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành, hình thành mạng lưới xã hội về bảo vệ trẻ em, PCBL, xâm hại trẻ em giữa các cơ quan, tổ chức liên quan...
 
Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Bình
 

 

Các tin khác

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

116 người đã tham gia bình chọn