Hướng dẫn thành lập, vận hành và duy trì mô hình Tổ tuyền thông cộng đồng

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPN Việt Nam vừa ban hành hướng dẫn số 15/HD-ĐCT, ngày 14/11/2022 về “Thành lập, vận hành và duy trì mô hình Tổ truyền thông cộng đồng”.

Mô hình "Tổ truyền thông cộng đồng" được thành lập với mục đích tuyên truyền, vận động người dân tại cộng đồng thay đổi nếp nghĩ cách làm. Ảnh minh hoạ (PNVN)

Đây là mô hình thực hiện dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn 1: từ năm 2021 đến năm 2025.

Mô hình nhằm tuyên truyền, vận động người dân tại cộng đồng thay đổi nếp nghĩ cách làm, góp phần xóa bỏ các định kiến giới, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và giải quyết một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tổ truyền thông được thành lập ở thôn/bản/buôn/ấp, do UBND xã ra quyết định thành lập trên cơ sở tham mưu của Hội LHPN xã. Số lượng thành viên của Tổ truyền thông cộng đồng từ 7 – 10 người là bí thư chi bộ thôn/trưởng thôn, chi hội trưởng phụ nữ, đại diện Ban Công tác Mặt trận/các đoàn thể ở địa phương, người có uy tín trong cộng đồng…  Ban điều hành Tổ truyền thông cộng đồng tối đa 3 người tiêu biểu trong số các thành viên của Tổ, do Hội LHPN xã đề xuất.

Tổ truyền thông cộng đồng lấy người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái trong cộng đồng thuộc địa bàn của thôn/bản nơi thành lập tổ hoặc trên địa bàn xã là đối tượng truyền thông và phải đảm bảo mỗi tháng có ít nhất 1 hoạt động truyền thông.

Một nhiệm vụ quan trọng của Tổ là xác định các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em tại địa phương để tuyên truyền, vận động thay đổi, giải quyết. Các thành viên trong Tổ tích cực theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân nói chung, PNTE gái nói riêng; kịp thời phản ánh với Ban điều hành Tổ về các vấn đề phát hiện ở địa bàn.

Việc thành lập Tổ truyền thông cộng đồng bao gồm 5 bước sau:

Bước 1. Hội LHPN xã trực tiếp báo cáo cấp ủy, chính quyền xã về chủ trương và kế hoạch thành lập và duy trì Tổ truyền thông.

Bước 2. Hội LHPN xã rà soát, lên danh sách dự kiến thành viên Tổ truyền thông, dự kiến thành viên Ban điều hành Tổ và vận động nhân sự tham gia. Lưu ý khi vận động nhân sự tham gia cần giới thiệu tổng quan về mô hình (cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền lợi, tiêu chí thành viên, trách nhiệm của Tổ, Ban điều hành, thành viên) cho thành viên dự kiến tham gia Tổ truyền thông được hiểu rõ.

Bước 3. Hội LHPN xã tham mưu cho UBND xã ban hành quyết định thành lập Tổ và Quy chế hoạt động của Tổ (có mẫu đính kèm).

Bước 4. Ban Điều hành Tổ truyền thông xây dựng kế hoạch tổ chức lễ ra mắt tổ, kế hoạch hoạt động năm của tổ (Hội LHPN xã hướng dẫn, hỗ trợ)

Bước 5. Tổ chức lễ ra mắt

Để thu hút được sự tham gia đông đảo của người dân trong thôn, buổi lễ ra mắt Tổ khuyến khích được kết hợp trong các hoạt động/sự kiện của thôn hoặc tổ chức một hoạt động truyền thông cụ thể ngay sau lễ ra mắt.

Hội LHPN các cấp có trách nhiệm hỗ trợ trong quá trình thành lập, vận hành, duy trì hoạt động của Tổ truyền thông. Trong đó, Hội LHPN xã trực tiếp tham mưu thành lập, duy trì hoạt động của Tổ truyền thông. Tham mưu hỗ trợ ban đầu trang thiết bị cho Tổ truyền thông. Hỗ trợ Tổ truyền thông cụ thể hóa các nội dung truyền thông theo chủ đề, phù hợp với địa phương. Xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng số trong công tác truyền thông, chia sẻ, cập nhật thông tin của Tổ. Tổ chức giao lưu chia sẻ kinh nghiệm giữa các Tổ truyền thông trong xã. Giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho thành viên Ban điều hành Tổ.

 

Các tin khác

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

115 người đã tham gia bình chọn