Tấm gương phụ nữ điển hình, sáng tạo trong khởi sự kinh doanh

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Định hướng hỗ trợ phụ nữ khởi sự kinh doanh là một nội dung quan trọng trong hoạt động Hội Phụ nữ các cấp, nhằm hướng đến tiếp sức mô hình kinh tế do phụ nữ thực hiện, hỗ trợ nhóm phụ nữ yếu thế vươn lên làm chủ, phát huy lợi thế và tiềm năng phụ nữ trong sản xuất - kinh doanh, tạo điều kiện để phụ nữ đóng góp nhiều hơn cho kinh tế địa phương. 

 
Nhằm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện Lệ Thủy đã luôn quan tâm thực hiện có hiệu quả phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình” bằng nhiều hình thức như: Khai thác các nguồn vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển, nguồn hỗ trợ từ phòng nông nghiệp.
 
Cụ thể, các cấp Hội đã liên kết với Ngân hàng chính sách xã hội huyện, Quỹ Hỗ trợ phụ nữ phát triển… cho 480 hộ hội viên vay để sản xuất - kinh doanh và mua bán nhỏ, với tổng số vốn trên 4,6 tỷ đồng. Đồng thời, hỗ trợ thành lập các mô hình liên kết, liên doanh, tổ hợp tác, hợp tác xã và mô hình phát triển kinh tế cho phụ nữ làm chủ hộ. Đã phát động và có gần 1.200 phụ nữ đăng ký tham gia thực hiện phong trào “Phụ nữ làm kinh tế giỏi”; nâng cao đời sống, giải quyết việc làm cho phụ nữ khó khăn, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Trên cơ sở đó, Hội đặt ra mục tiêu “trao cần câu hơn xâu cá” giúp phụ nữ thoát nghèo và vươn lên làm giàu, đóng góp nhiều hơn cho xã hội bằng cách tạo vốn, tập huấn kỹ thuật sản xuất, kỹ năng khởi nghiệp.
 
Từ mục tiêu này, Hội LHPN huyện đã xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” giai đoạn 2018 - 2025. Đề án đặc biệt quan tâm hỗ trợ đối với những phụ nữ có ý tưởng, có nhu cầu khởi nghiệp và các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp mới thành lập do phụ nữ làm chủ. Ưu tiên phụ nữ thuộc hộ nghèo, khó khăn, phụ nữ là người dân tộc thiểu số, phụ nữ khuyết tật, phụ nữ sống tại địa bàn khó khăn, địa bàn chuyển đổi đất nông nghiệp. Giai đoạn 1 của Đề án “Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp” (2018 - 2020), mục tiêu chính là Hội phụ nữ huyện hỗ trợ thành lập các mô hình, THT, HTX . Thời gian qua, Hội phụ nữ huyện đã phối hợp chỉ đạo thành lập được 5 THT và 4 HTX mô hình kinh tế tập thể, hợp tác xã và tổ hợp tác do phụ nữ làm chủ nhiệm, hoặc thành viên ban chủ nhiệm.  
 
 
Cơ sở sản xuất tinh bột nghệ của chị Dương Thị Hiền
 thôn Xuân Lai, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
 
Hiện nay,  trên địa bàn huyện có nhiều hội viên phụ nữ có ý tưởng để phát triển kinh tế nhưng nhiều chị em nhận thấy khó hiện thực hóa được ý tưởng của mình. Nắm được tâm tư, nguyện vọng của chị em, thông qua hoạt động hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, Hội LHPN huyện đã từng bước tiếp cận, trợ giúp hội viên thực hiện các ý tưởng. Nhiều mô hình phụ nữ khởi nghiệp đã đạt hiệu quả, tiêu biểu có chị Dương Thị Hiền. sinh năm 1981, sống tại Thôn Xuân Lai - Xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuần nông, năm 2003 chị lập gia đình, đến nay chị đã có 3 mặt con, 2 trai 01 gái. Cuộc sống của hai vợ chồng chỉ trông vào mấy sào ruộng và chút tiền công đi chồng làm thuê.  Không cam chịu đói nghèo với bản tính cần cù, chịu khó và quyết tâm, chị luôn trăn trở để tìm cách đưa kinh tế gia đình đi lên, tạo điều kiện cho con ăn học. Chị nung nấu ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh và chị bắt đầu thành lập THT từ năm 2016 với các mặt hàng Tinh bột nghệ, Tinh bột mỳ tinh, Mứt nghệ, Bánh xoài… 
 
Thời gian đầu, chị gặp nhiều khó khăn như: Vốn ít, khách hàng sử dụng chưa nhiều, dẫn đến khó khăn trong việc xoay vòng vốn; thiếu kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng trong kinh doanh, quản lý tài chính, tư vấn cho khách hàng; mối quan hệ về các bạn hàng ít, việc tiếp cận các nguồn thông tin liên quan đến thị trường, mặt hàng kinh doanh còn hạn chế; địa điểm sản xuất kinh doanh cách xa trung tâm nên lượng khách hàng ít.
 
Biết được những khó khăn của chị, Hội phụ nữ huyện đã quan tâm, ưu tiên cho chị tham gia Hội nghị Truyền thông và kết nối sản phẩm, giới thiệu sản phẩm nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm do TW Hội tổ chức tại Tỉnh, tham gia Diễn đàn phụ nữ khởi nghiệp với chủ đề “Phụ nữ và tương lai của nền kinh tế xanh”,  tham quan học tập kinh nghiệp về xây dựng sản phẩm OCOP tại tỉnh Quảng Ninh , hội chợ thương mại của các tỉnh, thành phố tổ chức tại huyện vào dịp Lễ hội 2/9, đồng thời tiếp tục quan tâm hỗ trợ về vốn, kiến thức qua các lớp tập huấn kiến thức về khởi sự/khởi nghiệp, các buổi sinh hoạt chi hội.... Chị đã tìm đến những người bạn, những anh chị đã khởi nghiệp thành công và học hỏi những kinh nghiệm từ họ, ngoài ra chị còn đọc nhiều loại sách về kinh doanh và khởi nghiệp để trau dồi thêm các kỹ năng cho bản thân. Do vậy, việc sản xuất, kinh doanh của chị dần dần ổn định, kinh tế gia đình ngày một phát triển, thu hút 10 lao động nữ tham gia lao động sản xuất, thu nhập trung bình 5 triệu đồng/tháng/ người.
 
Để chủ động nguồn nguyên liệu sạch, chị đã liên kết với các hộ trồng Nghệ trong xã, cung ứng sản phẩm đảm bảo số lượng và chất lượng, để đảm bảo cho hoạt động vận hành của THT trong năm. Nguyên vật liệu đã được xử lý sạch và qua nhiều công đoạn thủ công và được đóng hộp, gói thành phẩm, nên sản phẩm đến người tiêu dùng đảm bảo vệ sinh, thơm ngon, chất lượng.
 
Cơ sở sản xuất Tinh bột nghệ của chị đã tạo việc làm cho 10 lao động nữ. Trung bình mỗi ngày chị sản xuất trên 2 tấn củ nghệ tươi,ra thành phẩm trên 100 kg tinh bột nghệ và một số mặt hàng khác như Tinh bột mỳ tinh, mứt gừng… Các cản phẩm của chị được sản xuất kinh doanh quanh năm nhưng cao điểm là vào mùa thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 6. Ngoài ra vào dịp Tết Nguyên đán, chị còn sản xuất Bánh xoài làm bằng tinh bột nghệ, mứt nghệ.Với dây chuyền sản xuất tinh nghệ theo công nghệ mới, mỗi năm trừ chi phí chị còn lãi 150 đến 200 triệu đồng. Hiện tại Tinh bột nghệ, Tinh bột mỳ tinh và các sản phẩm của chị Hiền đã được xuất bán ra các tỉnh, thành trong nước với giá giao động từ 350 đến 400 nghìn đồng một kg.
 
Thực hiện “Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp”, được sự hỗ trợ của dự án SNV, Hội LHPN huyện tham mưu cho UBND huyện thành lập “Điểm hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh huyện Lệ Thủy”, vào tháng 1/2020 Thành viên tham gia tổ tư vấn gồm phòng Tài chính - Kế hoạch; phòng Kinh tế - Hạ tầng; phòng Nông nghiệp và PTNT và Hội LHPN huyện...Với nhiệm vụ thiết lập kênh thông tin, tiếp nhận, đề xuất hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp và phát triển kinh doanh; Truyền thông, cập nhật thông tin về khởi nghiệp tới HTX/THT, phụ nữ có ý tưởng khởi nghiệp trên địa bàn; góp phần khơi dậy tinh thần khởi nghiệp và sức sáng tạo của phụ nữ. Trong thời gian qua, Hội phụ nữ huyện đã liên kết, hỗ trợ hướng dẫn cho chị các thủ tục thành lập “HTX  SXKD - DV Tinh bột nghệ Hiền Thuấn”, và dự kiến sẽ tổ chức Lễ ra mắt HTX trong tháng 5/2020.
 
Để khởi sự/khởi nghiệp thành công đã khó và với phụ nữ việc đó còn khó hơn rất nhiều. Bởi kinh doanh/ khởi nghiệp không hề đơn giản, nó là tổng hợp nhiều yếu tố: ý tưởng khởi nghiệp, phương pháp thực hiện, nguồn lực - con người - tài chính. Và để kết hợp được các yếu tố này, đòi hỏi mỗi người phải có kiến thức thực tiễn, chuyên môn, kỹ năng và đặc biệt đó là sự mạnh dạn, đam mê, ham học hỏi và một quyết tâm, nghị lực vượt khó vươn lên. Hy vọng rằng, trong thời gian tới, sẽ có nhiều hội viên phụ nữ mạnh dạn, nỗ lực, quyết tâm khởi sự/khởi nghiệp phát triển kinh tế, làm giàu, khẳng định vai trò, vị thế người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
 

Nguyễn Luyên - Nguyễn Mai 

Các tin khác

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

115 người đã tham gia bình chọn