Điển hình phụ nữ phát triển kinh tế từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội

Xem với cỡ chữ : A- A A+

Võ Ninh trước đây được biết đến là một xã nông nghiệp sản xuất chủ yếu dựa vào cây lúa và hoa màu nhưng năng suất và sản lượng thấp, mặt khác, thị trường luôn biến động nên cuộc sống của người dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Những năm gần đây, nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền địa phương, đặc biệt là nhờ sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng CSXH trong phát triển kinh tế, Võ Ninh đang thay da đổi thịt từng ngày. Chúng tôi vừa có dịp cùng cán bộ NHCSXH huyện về xã Võ Ninh để tìm hiểu việc sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi tại địa phương. Theo đề nghị, chị Bùi Thị Cẩm - Chủ tịch Hội LHPN xã đưa chúng tôi tới thăm gia đình chị Nguyễn Thị Hằng ở thôn Trúc Ly.  

Theo lời chị Hằng kể, năm 2004 bản thân chị lập gia đình và theo chồng về làm dâu Võ Ninh. Những năm đó, gia đình chị gặp rất nhiều khó khăn nhất là từ khi vợ chồng chị ra ở  riêng. Nhưng với bản tính chăm chỉ, cần cù, năm 2005 với chút vốn dành dụm được vợ chồng chị bắt tay vào xây dựng mô hình xưởng may công nghiệp. Với số vốn ban đầu còn ít ỏi vợ chồng chị chỉ mở một quán may nhỏ nhưng sau 01 năm tìm tòi  học hỏi kinh nghiệm trên sách báo và các mô hình khác, vừa làm, vừa trau dồi tích lũy kinh nghiệm chị dần mở rộng dây chuyền sản xuất. Nhận thấy có thể phát triển mô hình may công nghiệp, đến năm 2017 chị đã mạnh dạn vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội, ngân hàng thương mại và anh chị em trong gia đình hơn 900 triệu đồng  để mua sắm thêm máy móc các loại đảm bảo yêu cầu cho việc phát triển.
 
Xưởng may của chị Nguyễn Thị Hằng ở thôn Trúc Ly, xã Võ Ninh (Quảng Ninh)
 
 Hiện tại, mô hình xưởng may của gia đình chị đã có 25 chiếc máy may, rua, chuyên dùng các loại, nhận gia công hơn 10 nghìn sản phẩm/tháng, doanh thu đạt gần 50 triệu đồng/tháng, trừ chi phí cho thu nhập trên 12 triệu đồng/tháng. Không chỉ có vậy xưởng may của chị Hằng còn tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 15 lao động nữ thiếu việc làm trên địa bàn xã, với mức lương từ 3,9 đến 4,5 triệu đồng/1 tháng/ lao động.

Bên cạnh làm kinh tế giỏi, chị Hằng luôn tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các buổi sinh hoạt của chi Hội, Hội phụ nữ xã. Vận động gia đình và người thân chấp hành tốt các chủ trương đường lối của Đảng, Chính sách, pháp luật của Nhà nước, tích cực tham gia các phong trào quyên góp ủng hộ ở địa phương và tự nguyện đóng góp kinh phí để xây dựng các công trình phúc lợi. Chính nhờ những thành tích ấy mà chị Nguyễn Thị Hằng được chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen biểu dương những điển hình phụ nữ làm kinh tế giỏi năm 2018 tại diễn đàn “Phụ nữ sáng tạo - khởi nghiệp” do Hội LHPN tỉnh tổ chức. 

Hội LHPN huyện Quảng Ninh

Các tin khác

Bình chọn

Theo bạn thông tin nội dung website thế nào ?

Phong phú đa dạng
Dễ sử dụng
Hữu ích

116 người đã tham gia bình chọn